Bọc da ghế sofa uy tín nhất toàn quốc tại Cường Nhân. Mời bạn xem ghế sofa được bọc lại tại 118 Văn Điển Thanh Trì Hà Nội
Chúng tôi có rất nhiều mẫu mã và chất liệu đúng theo yêu cầu của khách hàng
Từ khóa: bọc ghế sofa thanh trì, bọc lại ghế sofa thanh trì, bọc ghế sofa tại nhà thanh trì, bọc sofa thanh trì, boc sofa thanh trì, bọc ghế cũ thanh trì, bọc ghế thanh trì, boc ghế thanh trì, bocghe thanh trì, bọc ghế da thanh trì, boc ghe sofa thanh trì, bocghesofa thanh trì, bọc lại sofa thanh trì
Xem thêm về sản phẩm bọc ghế của Cường Nhân:
Xem thêm về lịch sử Thanh Trì
Từ xa xưa, qua các di chỉ khảo cố mới khai quật trong vài thập kỷ gần đây thuộc thời đại hậu kỳ đồ đá mới cho thấy Thanh Trì là miền đất có dân cư trú sớm, cách đây khoảng 4000 năm. Cũng qua những tư liệu thành văn (Quốc sử, địa chí, thông chí, thần phả, sắc phong…) của các làng, xã trong huyện còn lưu trữ, Thanh Trì luôn có những quan hệ mật thiết với Thăng Long – Hà Nội về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa.
Hiện nay, huyện Thanh Trì có 1 thị trấn (Văn Điển) và 15 xã gồm: Duyên Hà, Đại Áng, Đông Mỹ, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Tứ Hiệp, Thanh Liệt, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ.
Vị trí
Huyện Thanh Trì nằm về phía Nam và Đông Nam Hà Nội, phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Xuân, phía Bắc giáp quận Hoàng Mai, phía Tây giáp Hà Đông, phía Đông giáp Gia Lâm (có sông Hồng làm ranh giới tự nhiên), phía Nam giáp Thanh Oai và Thường Tín.
Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông. Địa hình của huyện có nhiều điểm trũng do dấu tích nhiều lần chuyển dòng của sông Hồng. Trước đây huyện còn có tên cổ là Thanh Đàm.
Lịch sử hình thành
Huyện Thanh Trì trước kia bao gồm toàn bộ diện tích hiện nay và một phần diện tích tương đối lớn thuộc về các quận Thanh Xuân và Hoàng Mai. Đến năm 2003, một phần huyện Thanh Trì được cắt ra để hợp với một số phường của quận Hai Bà Trưng thành quận Hoàng Mai, gồm toàn bộ 9 xã sau: Thanh Trì, Yên Sở, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Thịnh Liệt, Hoàng Liệt, Đại Kim, Định Công và một phần (55 ha) của xã Tứ Hiệp.
Kinh tế
Thanh Trì là một huyện gần nội đô nên hệ thống giao thông tiện ích đi các hướng và thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Thanh Trì là một huyện sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chính như lúa, ngô, đậu, rau xanh. Về công nghiệp, huyện cũng có nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy pin Văn Điển, nhà máy chế tạo biến thế ABB, khu công nghiệp Ngọc Hồi.
Trong năm năm, từ năm 2005 – 2010, tình hình kinh tế huyện Thanh Trì duy trì tăng trưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu, trong đó, kinh tế đạt tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,1%(vượt 2,1%), thu ngân sách hàng năm tăng 28,55% (vượt 12,55% so vói kế hoạch)… Tuy là huyện thuần nông, nhưng đến nay Thanh Trì cũng đã có 1.236 doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước; 1.477 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN); 1.002 doanh nghiệp và 5.630 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại (DV- TM). Trong phát triển, huyện luôn chú trọng quy hoạch và bảo vệ môi trường mà điển hình là cụm công nghiệp Ngọc Hồi là nơi đầu tiên xây dựng nhà máy xử lý nước thải, có 34 doanh nghiệp hoạt động ổn định và dự kiến mở rộng thêm 18,2 ha. Huyện đã xây dựng cụm làng nghề tập trung Tân Triều; đang đầu tư làng nghề cho các xã: Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vạn Phúc; cùng đó xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống bánh trưng xã Duyên Hà, mây tre nan (Vạn Phúc)… Trong nông nghiệp, huyện mạnh dạn, đầu tư kiên cố hóa kênh mương, lấy nước sông Hồng (từ kênh Hồng Vân) thay nước sông Tô Lịch ô nhiễm phục vụ sản xuấtnông nghiệp cho các xã Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Liên Ninh, Tả Thanh Oai…; chuyển đổi 200 ha sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, hình thành 228 trang trại, đạt giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha… Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người từ 5,5 triệu đồng (năm 2005) tăng lên 13,3 triệu đồng, vượt 4,3 triệu đồng so với kế hoạch; giá trị sản xuất trên một ha canh tác đạt 70,7 triệu đồng (tăng 15,7 triệu đồng so năm 2005).
Mục tiêu của huyện từ năm 2010 – 2015 là phát huy những lợi thế sẵn có về nông nghiệp, công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng để đẩy nhanh việc phát triển kinh yế theo hướng bền vững, xây dựng huyện giàu mạnh, văn minh, hiện đại.
Văn hoá – Xã hội
Qua các di chỉ khảo cổ được khai quật trong thời gian gần đây có thể chứng minh rằng Thanh Trì là vùng đất có cư dân cư trú sớm, lâu đời, có thể cách đây khoảng 4000 năm. Cũng qua những tư liệu thành văn (Quốc sử, địa chí, thông chí, thần phả, sắc phong…) của các làng, xã trong huyện còn lưu trữ, Thanh Trì luôn có những quan hệ mật thiết với Thăng Long – Hà Nội về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa. Từ buổi đầu lịch sử dựng nước và giữ nước, vùng đất này đã ghi dấu những địa danh đầy chiến tích huy hoàng. Triều Khúc, nơi đóng quân của Phùng Hưng trong cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Đường; Ngọc Hồi – Đầm Mực, chứng kiến chiến công oanh liệt của đại quan Quang Trung – Nguyễn Huệ vào xuân Kỷ Dậu 1789. Nhiều danh nhân văn hóa Thanh Trì đã làm rạng rỡ quê hương, đó là Chu Văn An người Quang Liệt, Nguyễn Như Đổ người Đại Lan, họ Bùi ở Giáp Nhị, Nguyễn Quốc Trinh người Đại Áng, Nguyễn Văn Siêu người Kim Lũ, Ngô Thì Nhậm người Tả Thanh Oai… Sử sách cũng ghi lại rằng Thanh Trì là mảnh đất có nhiều sản vật giá trị như: vài tiến làng Quang, bánh cuốn Thanh Trì, rượu làng Ngâu, nghề thủ công truyền thống kim hoàn ở Định Công, dệt quai thao Triều Khúc, sơn vẽ Đông Phù, …
Thanh Trì còn là vùng đất phát triển mạnh về các hoạt động văn hoá – xã hội. Đây là nơi thành phố quyết định khảo sát để xây dựng nông thôn mới làm thí điểm do huyện có 9/19 tiêu chí cơ bản đạt so sới tiêu chí của chính phủ ban hành. Hiện nay, địa phương đang tập trung xây dựng mô hình thí điểm tại xã Đại Áng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2010. Theo kế hoạch đến năm 2015, toàn huyện có 75% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Hiện nay, Thanh Trì có 27 trường đạt chuẩn quốc gia và 100% trạm y tế xã đạt chuẩn. 100% xã có trạm cấp nước sạch và đường thảm nhựa, bê tông hóa…, Đặc biệt, đầu năm 2010 huyện đã hoàn thành xây mới cây cầu Hữu Hòa, đem lại niềm vui cho hàng vạn người dân khu vực. Bởi vậy, trong các phong trào của huyện, nhân dân và các thành phần kinh tế luôn hưởng ứng và tích cực tham gia, ủng hộ trên 280 tỷ đồng, xây dựng gần 400 công trình hạ tầng các loại. Đây là những dấu ấn và kinh nghiệm có giá trị để huyện bước vào thời kỳ mới, tập trung xây dựng nông thôn mới.