Bọc da ghế sofa
Tìm hiểu thêm lịch sử Quận Cầu Giấy
Thời trước Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm 1831 thời nhà Nguyễn thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất hai quận V và VI, dân cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng Đàn Kính Chủ (Trung Hòa).
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập các thị trấn: Cầu Giấy (trên cơ sở tách ra từ xã Dịch Vọng), Nghĩa Đô (trên cơ sở giải thể xã Nghĩa Đô và tách một phần diện tích xã Cổ Nhuế) thuộc huyện Từ Liêm.
Ngày 17 tháng 9 năm 1990, thành lập thị trấn Mai Dịch thuộc huyện Từ Liêm (trên cơ sở giải thể xã Mai Dịch và điều chỉnh một phần diện tích thị trấn Cầu Diễn)
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, Chính phủ Việt Nam ra Nghị định 74-CP thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm. Trong đó, thị trấn Cầu Giấy được đổi tên thành phường Quan Hoa.[3] Khi mới thành lập, quận có 7 phường: Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.
Ngày 5 tháng 1 năm 2005, điều chỉnh lại địa giới các phường Quan Hoa và Dịch Vọng, đồng thời thành lập phường Dịch Vọng Hậu[4]. Như vậy, quận Cầu Giấy có 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.
Đơn vị hành chính
Quận Cầu Giấy có 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.
Đường phố
- Bưởi
- Cầu Giấy
- Chùa Hà
- Đặng Thùy Trâm
- Dịch Vọng
- Dịch Vọng Hậu
- Đỗ Quang
- Doãn Kế Thiện
- Dương Đình Nghệ
- Dương Khuê
- Dương Quảng Hàm
- Duy Tân
- Đại lộ Thăng Long
- Hồ Tùng Mậu
- Hoa Bằng
- Hoàng Đạo Thúy
- Hoàng Minh Giám
- Hoàng Ngân
- Hoàng Quốc Việt
- Hoàng Sâm
- Khuất Duy Tiến
- Khúc Thừa Dụ
- Lạc Long Quân
- Lê Đức Thọ
- Lê Văn Lương
- Mạc Thái Tổ
- Mạc Thái Tông
- Mai Dịch
- Nghĩa Đô
- Nghĩa Tân
- Nguyễn Chánh
- Nguyễn Đình Hoàn
- Nguyễn Khả Trạc
- Nguyễn Khang
- Nguyễn Khánh Toàn
- Nguyễn Ngọc Vũ
- Nguyễn Phong Sắc
- Nguyễn Quốc Trị
- Nguyễn Thị Định
- Nguyễn Thị Thập
- Nguyễn Văn Huyên
- Phạm Hùng
- Phạm Thận Duật
- Phạm Tuấn Tài
- Phạm Văn Bạch
- Phạm Văn Đồng
- Phan Văn Trường
- Phùng Chí Kiên
- Quan Hoa
- Quan Nhân
- Thành Thái
- Thọ Tháp
- Tô Hiệu
- Tôn Thất Thuyết
- Trần Bình
- Trần Cung
- Trần Đăng Ninh
- Trần Duy Hưng
- Trần Kim Xuyến
- Trần Quốc Hoàn
- Trần Quốc Vượng
- Trần Quý Kiên
- Trần Thái Tông
- Trần Tử Bình
- Trần Vỹ
- Trung Hòa
- Trung Kính
- Trương Công Giai
- Tú Mỡ
- Võ Chí Công
- Vũ Phạm Hàm
- Xuân Thủy
- Yên Hòa
Văn hóa
Nơi đây cũng là cái nôi văn hiến và nghề cổ truyền: làng Giấy (Thượng Yên Quyết) từng có 9 tiến sĩ, làng Cót (Hạ Yên Quyết) cũng có 9 tiến sĩ, làng Nghĩa Đô (làng Nghè) 3 tiến sĩ, cử nhân tú tài thì lên đến hàng trăm người. Vùng Bưởi có nghề dệt lụa, gấm, làm giấy. Làng Vòng (Dịch Vọng Hậu) làm cốm; Cốm Vòng nổi tiếng tới bây giờ. Làng Giấy làm giấy phất quạt, gói hàng. Làng Giàn có nghề làm hương. Trên địa bàn quận ngay nay có nhiều đình đền khá tôn nghiêm như: đền Lê (thờ hai chị em họ Lê đã giúp Lê Đại Hành phá quân Tống); chùa Hoa Lăng (thờ mẹ của sư Từ Lộ); chùa Hà; chùa Thánh Chúa.Làng Nghĩa Đô cũng là quê ngoại của nhà văn Tô Hoài.Đình Mai Dịch thờ vị nhân thần thời hậu Lý Nam Đế là Lý Phật Tử. Sở đĩ Lý Phật Tử được dân làng Mai Dịch tôn làm Thành hoàng làng bởi vùng đất Từ Liêm là một địa bàn chiến lược quan trọng, nơi phát tích của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc do Lý Nam Đế phát động.Cầu Giấy là cây cầu bắc qua sông Tô Lịch tại nơi nay là đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tên cầu đã được dùng để đặt cho Ô Cầu Giấy xưa và Quận Cầu Giấy hiện nay. Địa điểm của cây cầu này cũng chính là Ô cầu Giấy (thời Lý Trần gọi là cửa Tây Dương).Nghĩa trang Mai Dịch là một nghĩa trang liệt sĩ ở Hà Nội, Việt Nam. Đây cũng là nơi an nghỉ dành cho những nhân vật chính trị cấp cao như bộ trưởng, thứ trưởng các bộ trong chính phủ, các ủy viên Trung ương Đảng trở lên; các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh; các tướng lĩnh xuất sắc; anh hùng lực lượng vũ trang,…
Cơ sở giáo dục và Khoa học
Trên địa bàn quận Cầu Giấy có đến hơn 80 cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ. Một số trường Đại học và Viện nghiên cứu lớn là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Công nghệ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Học viện Múa Việt Nam, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Thương mại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm nhiệt đới Việt- Nga… Các trường THPT nổi tiếng:Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội – Amsterdam,Trường Trung học phổ thông chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội,Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ-Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà NộiTrường Trung học phổ thông Nhân Chính,Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh,Trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành,Trường Trung học phổ thông Lý Thái Tổ,Trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm,Trường THPT Nguyễn Siêu….
Bệnh viện
Viện Huyết học Trung ương, Bệnh viện 19-8 Bộ Công an, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà nội,Bệnh viện E
Công sở
Trên địa bàn quận có nhiều cơ quan nhà nước như: Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng cục Đường bộ, Tổng cục Dân số, Tổng cục Hải quan, Hội Nông dân Việt Nam, Cục Hàng hải, Cục Đường sông, Cục Đăng kiểm, Sở Công thương Hà nội.
Hạ tầng kỹ thuật
Các khu đô thị
Khu đô thị Dịch Vọng
khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính
Khu tập thể Nghĩa Tân
Khu đô thị Yên Hòa
Khu đô thị Trung Yên
Khu đô thị Nam Trung Yên
Khu đô thị Cầu Giấy
Khu đô thị Nghĩa Đô
Khu đô thị An Sinh Hoàng Quốc Việt
Khu đô thị Constrexim Complex Dịch Vọng
Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng
Khu đô thị Vimeco II
Khu đô thị Mai Dịch
Khu đô thị Mandarin Garden
…
Công viên
Công viên Nghĩa Đô
Công viên Cầu Giấy
Metro
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 3 (Trôi – Nhổn – Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà – Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh – Dương Xá), trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (một phần của tuyến Trôi – Nhổn – Yên Sở) hiện đang được thi công.
Hệ thống xe buýt
Điểm đầu cuối và trung chuyển:
- ĐTC Cầu Giấy (07, 26, 38, 20A, 20B, 24, 55A, 55B, 105)
- ĐTC Hoàng Quốc Việt (53A, 38)
- Bến xe Mỹ Đình (16, 21B, 22B, 30, 34, 44, 46, 53B, 64, 103A, 103B, 109, CNG 01)
- Công viên Nghĩa Đô (12, 39, 85, 96, 97)
- Công viên Cầu Giấy (51, 61)
Các tuyến xe buýt hoạt động:
Tuyến xe buýt | Ghi chú | Lộ trình trong khu vực quận Cầu Giấy |
---|---|---|
BRT01(Bến xe Yên Nghĩa – Kim Mã) | … – Lê Văn Lương -… | |
05(Phú Diễn – Linh Đàm) | … – Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh – Mạc Thái Tông – Trung Kính – Phạm Văn Bạch – Tôn Thất Thuyết -… | |
07(Cầu Giấy – Nội Bài) | ĐTC Cầu Giấy – Cầu Giấy – Nguyễn Văn Huyên – Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng -… | |
09(Bờ Hồ – Bờ Hồ) | Hoạt động Thứ 2 đến 18:00 Thứ 6 hàng tuần | … – Láng – ĐTC Cầu Giấy -… |
09(Trần Khánh Dư – Trần Khánh Dư) | Hoạt động 18:00 Thứ 6 đến Chủ nhật (tránh tuyến phố đi bộ) | … – Láng – ĐTC Cầu Giấy -… |
12(Công viên Nghĩa Đô – Đại Áng) | Công viên Nghĩa Đô – Nguyễn Văn Huyên – Nguyễn Khánh Toàn -… | |
13(Công viên nước Hồ Tây – Cổ Nhuế) | … – Lạc Long Quân – Bưởi – Hoàng Quốc Việt – Nguyễn Văn Huyên – Tô Hiệu – Trần Quốc Hoàn – Phạm Văn Đồng – Hồ Tùng Mậu -… | |
14(Bờ Hồ – Cổ Nhuế) | Hoạt động Thứ 2 đến 18:00 Thứ 6 hàng tuần | … – Bưởi – Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng -… |
14B(Trần Khánh Dư – Cổ Nhuế) | Hoạt động 18:00 Thứ 6 đến Chủ nhật (tránh tuyến phố đi bộ) | … – Bưởi – Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng -… |
16(Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Nước Ngầm) | Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Xuân Thủy – Cầu Giấy -… | |
20A(Cầu Giấy – Phùng) | ĐTC Cầu Giấy – Cầu Giấy – Xuân Thuỷ – Hồ Tùng Mậu -… | |
20B(Cầu Giấy – Sơn Tây) | ĐTC Cầu Giấy – Cầu Giấy – Xuân Thuỷ – Hồ Tùng Mậu -… | |
21B(KĐT Pháp Vân – Bến xe Mỹ Đình) | … Khuất Duy Tiến – Phạm Hùng – Bến xe Mỹ Đình | |
22A(Bến xe Gia Lâm – KĐT Trung Văn) | … Trần Duy Hưng – Phạm Hùng -… | |
22B(Bến xe Mỹ Đình – KĐT Kiến Hưng) | Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến -… | |
24(Long Biên – Cầu Giấy) | … – Láng – ĐTC Cầu Giấy -… | |
25(Bến xe Giáp Bát – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW cơ sở 2) | … – Bưởi – Lạc Long Quân -… | |
26(Mai Động – SVĐ Quốc gia Mỹ Đình) | … – ĐTC Cầu Giấy – Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ -… | |
27(Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Nam Thăng Long) | … – ĐTC Cầu Giấy – Cầu Giấy – Trần Đăng Ninh – Nguyễn Phong Sắc – Trần Quốc Hoàn – Phạm Văn Đồng -… | |
28(Bến xe Giáp Bát – Đại học Mỏ) | … ĐTC Cầu Giấy – Cầu Giấy – Trần Đăng Ninh – Nguyễn Khánh Toàn – Chùa Hà – Tô Hiệu – Nguyễn Phong Sắc – Trần Cung -… | |
29(Bến xe Giáp Bát – Tân Lập) | … – Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh – Dương Đình Nghệ – Phạm Hùng – Hồ Tùng Mậu -… | |
30(Mai Động – Bến xe Mỹ Đình) | … – Lê Văn Lương – Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh – Dương Đình Nghệ – Phạm Hùng – Bến xe Mỹ Đình | |
32(Nhổn – Bến xe Giáp Bát) | … – ĐTC Cầu Giấy – Cầu Giấy – Xuân Thuỷ – Hồ Tùng Mậu -… | |
33(Bến xe Yên Nghĩa – Xuân Đỉnh) | … – Lạc Long Quân – Bưởi – Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến -… | |
34(Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Gia Lâm) | Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Xuân Thuỷ – Cầu Giấy – ĐTC Cầu Giấy -… | |
35A(Trần Khánh Dư – Bến xe Nam Thăng Long) | … – Trần Duy Hưng – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng -… | |
38(Bến xe Nam Thăng Long – Mai Động) | … – ĐTC Cầu Giấy – Bưởi – Nguyễn Khánh Toàn – Nguyễn Văn Huyên – Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng -… | |
39(Công viên Nghĩa Đô – Tứ Hiệp) | Công viên Nghĩa Đô – Nguyễn Văn Huyên – Nguyễn Khánh Toàn – Trần Đăng Ninh – Nguyễn Phong Sắc – Trần Thái Tông – Tôn Thất Thuyết – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến -… | |
44(Trần Khánh Dư – Bến xe Mỹ Đình) | … – Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh – Dương Đình Nghệ – Phạm Hùng – Bến xe Mỹ Đình | |
45(Times City – Nam Thăng Long) | … – Bưởi – Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng -… | |
46(Bến xe Mỹ Đình – Đông Anh) | Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng -… | |
49(Trần Khánh Dư – Khu đô thị Mỹ Đình II) | … – ĐTC Cầu Giấy – Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ -… | |
50(Long Biên – SVĐ Quốc gia) | … – Trần Duy Hưng – Phạm Hùng -… | |
51(Trần Khánh Dư – Công viên Cầu Giấy) | … – Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Vũ Phạm Hàm – Trung Kính – Phạm Văn Bạch – Trần Thái Tông – Thành Thái – Công viên Cầu Giấy | |
53A(Hoàng Quốc Việt – Đông Anh) | ĐTC Hoàng Quốc Việt – Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng -… | |
53B(Bến xe Mỹ Đình – KCN Quang Minh) | Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng -… | |
55A(Times City – Cầu Giấy) | … – Lạc Long Quân – Bưởi – ĐTC Cầu Giấy | |
55B(TTTM AeonMALL Long Biên – Cầu Giấy) | … – Lạc Long Quân – Bưởi – ĐTC Cầu Giấy | |
60A(Pháp Vân Tứ Hiệp – Công viên nước Hồ Tây) | … – Hoàng Đạo Thúy – Trần Duy Hưng – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng -… | |
60B(Bến xe Nước Ngầm – BV Bệnh Nhiệt đới TW CS2) | … – Hoàng Đạo Thúy – Trần Duy Hưng – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng -… | |
61(Vân Hà – Công viên Cầu Giấy) | … – Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng – Tôn Thất Thuyết – Trần Thái Tông – Thành Thái – Công viên Cầu Giấy | |
64(Bến xe Mỹ Đình – Phố Nỉ) | Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng -… | |
84(KĐT Mỹ Đình I – KĐT Linh Đàm) | … – Phạm Hùng – Dương Đình Nghệ – Trung Kính – Hạ Yên – Trần Kim Xuyến – Trung Hòa – Nguyễn Thị Định – Lê Văn Lương -… | |
85(Công viên Nghĩa Đô – KĐT Văn Phú) | Công viên Nghĩa Đô – Nguyễn Văn Huyên – Nguyễn Khánh Toàn – Trần Đăng Ninh – Khúc Thừa Dụ – Thành Thái – Đường ven Công viên Cầu Giấy – Dương Đình Nghệ – Trung Kính – Mạc Thái Tổ – Nguyễn Chánh – Hoàng Minh Giám -… | |
87(Bến xe Mỹ Đình – Quốc Oai – Xuân Mai) | Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long -… | |
88(Bến xe Mỹ Đình – Hòa Lạc – Xuân Mai) | Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long -… | |
96(Công viên Nghĩa Đô – Đông Anh) | Công viên Nghĩa Đô – Nguyễn Văn Huyên – Hoàng Quốc Việt – Bưởi – Võ Chí Công -… | |
97(Hoài Đức – Công viên Nghĩa Đô) | … – Phạm Hùng – Duy Tân – Thành Thái – Trương Công Giai – Trần Quý Kiên – Trần Đăng Ninh – Nguyễn Khánh Toàn – Nguyễn Văn Huyên – Công viên Nghĩa Đô | |
103A(Bến xe Mỹ Đình – Chùa Hương) | Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến -… | |
103B(Bến xe Mỹ Đình – Hồng Quang (Ứng Hòa)) | Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến -… | |
104(SVĐ Quốc gia – KĐT Bắc Linh Đàm) | … – Phạm Hùng – Dương Đình Nghệ – Trung Kính – Vũ Phạm Hàm – Nguyễn Khang – Nguyễn Ngọc Vũ -… | |
105(Đô Nghĩa – Cầu Giấy) | … – Hoàng Đạo Thúy – Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Vũ Phạm Hàm – Nguyễn Khang – Cầu Giấy – ĐTC Cầu Giấy | |
107A(Kim Mã – Làng VHCDT Việt Nam) | … – Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long -… | |
107B(Kim Mã – Hương Sơn) | … – Trần Duy Hưng – Khuất Duy Tiến -… | |
109(Bến xe Mỹ Đình – Sân bay Nội Bài) | Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng -… | |
CNG01(Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Sơn Tây) | Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long -… | |
CNG03(BV Nhiệt đới TW CS2 – Times City) | … – Đường Bưởi -… |
Di tích lịch sử
- Đền Trung Nha ở phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội thờ Tướng Trần Công Tích làm quan dưới triều Đinh, quê ở trang Đông Lộc (Hưng Yên). Khi quân Tống xâm lược, Trần Công Tích đem 500 tinh binh đến đóng ở ấp Phượng Đảo, tức vùng Nghĩa Đô để luyện quân và tuyển quân lên biên giới chống lại giặc Tống. Hai bà vợ Lê Hồng Nương và Lê Quế Nương cũng là những nữ tướng hậu cần.[5] Tiền Lê.
- Đình Trung Kính Hạ ở phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội thờ thập đạo tướng quân Lê Hoàn cùng với Nộn Công thời Hùng Vương.[6] Làng Trung Kính vốn là vùng đất cổ nằm bên sông Tô gồm hai thôn Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ. Hậu Lê
- Đình Trung Kính Thượng ở Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Thờ thập đạo tướng quân Lê Hoàn cùng với Nộn Công thời Hùng Vương.[6] Làng Trung Kính vốn là vùng đất cổ nằm bên sông Tô gồm hai thôn Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ. Hậu Lê